Hầu hết sỏi mật không có triệu chứng. Tuy nhiên, những viên sỏi mật có kích thước lớn hay số lượng nhiều sẽ bị kẹt trong trong ống dẫn mật. Túi mật lúc này sẽ co bóp khó hơn và người bệnh sẽ cảm thấy đau vùng bụng. Người bệnh cần chú ý đến các triệu chứng xảy ra. Triệu chứng của sỏi túi mật có nhầm với bệnh nào khác không? Làm thế nào để phân biệt được sỏi mật và bệnh khác? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu các triệu chứng của sỏi mật và phương pháp để phân biệt qua bài viết dưới đây nhé.
Triệu chứng bệnh sỏi mật biểu hiện đặc trưng như nào?
Hầu hết sỏi mật là không có triệu chứng. Tuy nhiên, những viên sỏi mật có kích thước lớn, sỏi số lượng nhiều nằm trong túi mật hay bị kẹt trong trong ống dẫn mật dẫn đến túi mật lúc này sẽ co bóp khó hơn và người bệnh sẽ cảm thấy một số triệu chứng bất thường trên cơ thể mình. Người bệnh cần chú ý đến các triệu chứng nếu có để có hướng xử trí kịp thời.
Triệu chứng sỏi túi mật:
Triệu chứng của sỏi túi mật thường không biểu hiện trong một thời gian dài. Chủ yếu có các triệu chứng:
- Cơn đau quặn gan ( đau điển hình )
- Đau dữ dội vùng hạ sườn phải, đôi khi lan ra sau lưng hay lan sang cả vùng thượng vị làm dễ nhầm tưởng là đau dạ dày
- Cơn đau kéo dài trên 15 phút, có thể kéo dài đến 3 -4h
- Sờ có thể thấy túi mật căng phồng và ấn đau nếu có hiện tượng tắc nghẽn làm túi mật ngày càng to lên
- Có sốt 39 – 40 trong trường hợp viêm túi mật cấp
- Ngoài ra có thể có ợ hơi, khó tiêu, đầy bụng
Triệu chứng sỏi ống mật:
Các triệu chứng lâm sàng của sỏi ống mật rất đa dạng:
Cũng giống như sỏi ở túi mật, sỏi ống mật cũng gây ra cơn đau quặn gan, nguyên nhân thường do sự di chuyển của sỏi túi mật và sỏi đường mật trong gan.
Thông thường có 3 triệu chứng điển hình ( gọi là tam chứng charco )
- Cơn đau quặn gan
- Sốt nóng và rét run
- Vàng da, vàng mắt
- Ngoài ra
- Ợ hơi, khó tiêu, đầy bụng
- Có thể đi ngoài phân bạc màu
- Đi tiểu nước tiểu sẫm màu
Triệu chứng bệnh sỏi mật dễ bị nhầm với bệnh gì?
Sỏi mật có triệu chứng rối loạn tiêu hóa như ợ hơi, bụng đầy chướng, khó tiêu và đau hạ sườn phải, đôi lúc đau lan sang vùng thượng vị nên khiến nhiều người dễ nhầm tưởng là đau dạ dày. Dưới đây là một số triệu chứng giúp người bệnh phân biệt giữa sỏi mật và đau dạ dày:
Triệu chứng dễ nhầm giữa sỏi mật và đau dạ dày:
Đau bụng vùng thượng vị:
- Phần lớn các trường hợp sỏi mật khi có triệu chứng sẽ đau ở vùng hạ sườn phải, nhưng cũng không ít trường hợp cơn đau xuất hiện ở vùng thượng vị tương tự như bệnh dạ dày.
- Tuy nhiên cơn đau do sỏi mật thường xuất hiện sau các bữa ăn, đặc biệt khi ăn nhiều dầu mỡ và tùy theo vị trí hình thành sỏi mà tính chất cơn đau sẽ khác nhau:
- Sỏi túi mật: thường đau bụng vùng dưới sườn phải dữ dội theo từng cơn.
- Sỏi trong gan hoặc ống mật chủ: đau quặn vùng hạ sườn phải, lan ra vai phải hoặc sau lưng.
- Ngoài ra nếu thấy cơn đau bụng xuất hiện đột ngột, dữ dội hoặc cơn đau kéo dài nhiều giờ không giảm kèm theo sốt, buồn nôn, đầy trướng bụng có khả năng túi mật của bạn đang bị viêm
Rối loạn tiêu hóa:
- Đây cũng là một triệu chứng của sỏi mật mà rất dễ khiến người bệnh nhầm với bệnh dạ dày.
- Nguyên nhân là do sỏi mật làm cản trở dòng chảy dịch mật xuống đường tiêu hóa, dẫn đến tình trạng đầy trướng, khó tiêu, chán ăn, sợ đồ dầu mỡ do thiếu dịch mật để tiêu hóa chất béo. Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường xuất hiện sau bữa ăn, một số người còn có thể bị buồn nôn và nôn ói.
Triệu chứng phân biệt để nhận biết giữa sỏi mật và bệnh dạ dày:
Ngoài những triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với bệnh dạ dày, sỏi mật còn có các triệu chứng khác giúp người bệnh nhận ra được tình trạng của mình như:
- Sốt vã mồ hôi hoặc ớn lạnh: do bị viêm đường mật và túi mật. Cơn sốt cao đến 38 – 39 độ C,
- Đau bụng dữ dội, vã mồ hôi nhưng cũng có khi sốt nhẹ, kéo dài.
- Vàng da và vàng mắt: Biểu hiện của tắc mật, mức độ vàng da ở mỗi người khác nhau tùy thuộc vào mức độ tắc mật.
- Ngứa da
- Tiểu sẫm màu, đi ngoài phân bạc trắng
Dựa vào đâu để chẩn đoán chính xác bệnh sỏi mật?
Ngoài các triệu chứng phân biệt, để chắc chắn tình trạng bệnh hiện tại của mình, người bệnh nên làm thêm một số các xét nghiệm khi các triệu chứng không điển hình như:
- Xét nghiệm máu: Đo lượng bilirubin trong máu, xác định các chỉ số của gan để kiểm tra chức năng gan
- Siêu âm: Để tìm các dấu hiệu của sỏi mật, những bất thường liên quan đến viêm túi mật cấp tính.
- Siêu âm nội soi (EUS): Giúp xác định những viên sỏi nhỏ hơn có thể bị sót khi siêu âm ổ bụng.
- Nội soi dạ dày: nếu chỉ đau thượng vị để loại trừ những tổn thương tại dạ dày
- Chụp X.Quang: Có thể phát hiện ra sỏi túi mật ( sỏi sắc tố mật, hỗn hợp hoặc canxi )
- Chụp MRI: có thể đưa ra các hình ảnh gợi ý nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn đường mật do sỏi.
- Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP): Giúp tìm kiếm sỏi mật mắc kẹt trong ống mật của bạn.
Lời khuyên:
Các triệu chứng của sỏi mật dẫn dễ nhầm lẫn với bệnh dạ dày khiến người bệnh chủ quan. Do đó nếu thấy cơn đau bụng xuất hiện đột ngột, dữ dội hoặc đau không giảm sau nhiều giờ, kèm theo sốt, buồn nôn, đầy trướng bụng, người bệnh cần tới bệnh viện siêu âm để kiểm tra và được điều trị kịp thời.