Sỏi mật ở người cao tuổi và những lời khuyên không nên bỏ qua

Sỏi mật ở người cao tuổi cần hết sức chú ý bởi sức đề kháng , chức năng gan mật ở người cao tuổi cũng giảm sút so với những đối tượng khác.

Người cao tuổi mắc sỏi mật có nguy hiểm không? Nên làm gì để phòng tránh sỏi mật ở người cao tuổi? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Sỏi mật ở người cao tuổi có nguy hiểm không?

Thông thường, sỏi mật xuất hiện một cách thầm lặng và ít khi biểu hiện ra triệu chứng. Một số trường hợp sỏi di chuyển đến ống mật chủ gây ra các triệu chứng như:

  • Đau bụng âm ỉ vùng thượng vị, vùng mạn sườn phải, đau có thể lan lên vai hoặc ra sau lưng 
  • Nôn, buồn nôn 
  • Đi tiểu sẫm màu 
  • Đầy bụng, khó tiêu 
  • Có thể có sốt 
  • Vàng da 

Tuy nhiên những người cao tuổi mắc sỏi mật, các triệu chứng này sẽ gây nguy hiểm hơn so với độ tuổi khác. Ở người cao tuổi, chức năng gan mật cũng như chức năng chung của hệ tiêu hóa đã suy giảm đi phần nào. Chất lượng dịch mật từ gan bài tiết ra không đạt được hiệu quả tối ưu dẫn đến sự tồn đọng chất béo và lắng đọng dịch mật cao. Do đó các biến chứng cũng sẽ diễn ra nhanh hơn và nguy hiểm hơn như:

  • Viêm túi mật: Sỏi mật bị mắc kẹt trong cổ túi mật có thể gây đau dữ dội và sốt. 
  • Tắc nghẽn của ống mật chủ: dẫn đến lượng mật không được lưu thông lâu dần có thể gây đau dữ dội, vàng da, nhiễm trùng ống mật 
  • Tắc nghẽn của ống tụy: Sỏi mật gây tắc nghẽn ống tụy, có thể dẫn đến viêm tụy cấp. 
  • Ung thư túi mật: tuy rất hiếm gặp nhưng người cao tuổi sẽ có nguy cơ ung thư tăng cao hơn.

Sỏi mật ở người cao tuổi nên điều trị như thế nào?

Điều trị sỏi mật cho người cao tuổi khó khăn hơn so với các đối tượng khác do tuổi đã cao, sức đề kháng kém, chức năng của hệ thống gan mật đã bị suy giảm và thường có thêm nhiều bệnh lý mắc kèm. 

Thông thường, điều trị sỏi mật có 2 hướng điều trị:

Điều trị nội khoa: 

Điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động, theo dõi thường xuyên và dùng thuốc làm tan sỏi (khi sỏi chưa gây biến chứng) 

Điều trị ngoại khoa: 

Phẫu thuật cắt bỏ túi mật (khi sỏi gây biến chứng, thành túi mật dày mất chức năng). 

Ở người cao tuổi, phẫu thuật cắt bỏ túi mật thường không được khuyến khích do có thể gây nên nhiều rủi ro, hệ lụy về sau. Thuốc tây tan sỏi thường không có hiệu quả và gây nên nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. 

Vì vậy mà việc điều trị nội khoa để bảo tồn túi mật là cách điều trị thích hợp nhất cho người cao tuổi bị sỏi mật. Phương pháp điều trị này là sự kết hợp giữa các vị thảo dược quý từ tự nhiên trong Đông y như Chi tử, Kim tiền thảo, Uất kim, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác,…  Các vị kết hợp với nhau đã giúp tán sỏi, giải quyết triệu chứng do sỏi gây ra, hạn chế được nguy cơ hình thành nhân sỏi mới và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do sỏi gây đồng thời bảo vệ được chức năng gan – mật.

Người cao tuổi bị sỏi mật nên ăn uống thế nào?

Người cao tuổi mắc sỏi mật nên có chế độ ăn hợp lý như:

  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày
  • Ăn nhiều các thực phẩm giàu chất xơ giúp kích thích tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và đào thải Cholesterol Bổ sung đủ vitamin, đặc biệt là vitamin A từ các loại hoa quả như táo, bưởi, dưa hấu… 
  • Uống nhiều nước giúp cơ thể đào thải chất độc trong cơ thể 
  • Thường xuyên vận động và sinh hoạt điều độ hợp lý
  • Hạn chế ăn nhiều thực phẩm dễ tạo sỏi, nhiều canxi như: trứng, sữa… 
  • Hạn chế thực phẩm nhiều đạm và dầu mỡ làm tăng cholesterol 
  • Hạn chế các loại gia vị gây kích ứng đường tiêu hóa như chua cay, mặn…

Phòng bệnh sỏi mật ở người cao tuổi

Đa phần sỏi mật là do lắng đọng cholesterol nên để phòng bệnh sỏi mật và các biến chứng nguy hiểm do sỏi mật, người bệnh nên thay đổi thói quen sinh hoạt ngay từ bây giờ:

  • Ăn đủ bữa: 

Người cao tuổi thường dễ cảm thấy đầy bụng và ăn sai bữa do hệ tiêu hóa kém. Tuy nhiên dù ăn ít ăn hay nhiều, người bệnh cũng nên ăn đúng bữa để dịch mật tiết ra được đều đặn, ngăn sỏi hình thành.

  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh: 

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, các sản phẩm làm từ chất béo tốt, hạn chế đồ ăn nhiều cholesterol, sản phẩm từ chất béo xấu, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ 

  • Duy trì cân nặng hợp lý:  

Béo phì, thừa cân hay giảm cân một cách nhanh chóng, đột ngột làm tăng nguy cơ sỏi mật. 

  • Tập thể dục đều đặn:

Cố gắng tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút/ ngày bằng các bài tập như dưỡng sinh, đi bộ, đạp xe, yoga,..

Lời khuyên:

Sỏi mật ở người cao tuổi dễ dẫn đến các biến chứng nặng nề hơn. Người bệnh nên lựa chọn cho mình phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả từ Đông y để điều trị nguyên nhân gây sỏi và hạn chế sỏi tái phát. 

Ngoài ra người xưa có câu phòng bệnh hơn chữa bệnh và bản chất sỏi mật chủ yếu là dạng cholesterol lắng đọng. Hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn lành mạnh sẽ đẩy lùi nhiều nguy cơ gây bệnh sỏi mật và các biến chứng nguy hiểm do sỏi mật gây ra ở người cao tuổi.

Bạn cần tư vấn thêm sỏi mật?

Đăng ký ngay hoặc để lại câu hỏi trong phần bình luận dưới đây để chúng tôi hỗ trợ bạn miễn phí nhé!

Chia sẻ bài viết lên:

Viết một bình luận