Sỏi bùn túi mật là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng sỏi bùn túi mật? Sỏi bùn túi mật có nguy hiểm gì không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho người đọc những triệu chứng, biến chứng, hướng điều trị và cách phòng bệnh sỏi bùn túi mật.
Sỏi bùn túi mật là gì?
Sỏi bùn túi mật được xem là hình dạng ban đầu của sỏi cholesterol hay sỏi sắc tố bên trong túi mật
Là các chất rắn dạng hạt nhỏ li ti kết tủa bên trong túi mật, thường gồm có tinh thể cholesterol, tinh thể muối canxi bilirubinat và một số loại muối gốc canxi khác
Căn bệnh này thường khó phát hiện, bởi chúng xuất hiện và biến mất một cách lặng lẽ, không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng cho cơ thể. Tuy nhiên theo thời gian, các bùn mật này có thể tích tụ và chuyển hóa thành sỏi mật Cholesterol và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy người ta còn gọi sỏi bùn túi mật là tiền thân của sỏi mật
Nguyên nhân gây ra sỏi bùn túi mật?
Nguyên nhân chính hình thành nên sỏi bùn là do dịch mật của gan tiết ra bị tồn đọng quá lâu trong túi mật. Phần dịch mật này có thể do các yếu tố nguy cơ dưới đây:
Phụ nữ mang thai:
Mang thai là một trong những yếu tố nguy cơ phổ biến gây ra tình trạng sỏi bùn trong túi mật ở nữ giới. Việc mang thai sẽ khiến túi mật thường xuyên chịu áp lực, túi mật bị ép căng, khiến dịch mật thể hoạt động bình thường và hình thành bùn mật. Tuy nhiên sỏi bùn túi mật do mang thai thường tự biến mất sau khi em bé được sinh ra
Chế độ ăn uống không lành mạnh:
Ăn đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn giàu cholesterol vượt quá khả năng hòa tan của dịch mật sẽ dẫn đến dư thừa cholesterol, gây lắng đọng và hình thành các viên sỏi.
Giảm cân nhanh:
Việc xuống cân nhanh chóng có thể khiến hệ thống tiêu hóa của cơ thể chịu ảnh hưởng xấu, đặc biệt là tụy, gan và mật. Nguyên nhân là cơ thể phải đốt năng lượng từ mỡ, kích thích gan tăng cường sản xuất Cholesterol xấu
Béo phì:
Là một trong những nguy cơ đáng lo ngại cho sỏi mật. Những người béo phì có xu hướng là tăng cholesterol trong máu
Lạm dụng đồ uống có cồn:
Ethanol có trong rượu và bia có khả năng phá hủy chức năng gan và túi mật, khiến dịch mật không thể vận chuyển ra ngoài để hấp thu cholesterol. Hậu quả là sỏi bùn có thể dần hình thành bên trong túi mật
Sử dụng thuốc:
Việc thường xuyên dùng thuốc tránh thai, thuốc hạ mỡ máu cũng là nguyên nhân gây ra bệnh sỏi bùn túi mật
Một số yếu tố khác như:
Biến chứng do phẫu thuật dạ dày, cấy ghép nội tạng, nạp dinh dưỡng thông qua đường truyền tĩnh mạch khi chữa bệnh, người bị đái tháo đường, người bị suy nội tạng cũng có nguy cơ gây sỏi bùn túi mật.
Triệu chứng của sỏi bùn túi mật?
Một số báo cáo nghiên cứu cho thấy nhiều người bị sỏi bùn túi mật không cảm nhận được bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể, ngay cả khi sỏi bùn đã phát triển thành sỏi mật. Tuy nhiên, nếu sỏi bùn bắt đầu gây ảnh hưởng đến hệ thống ống dẫn mật hoặc tuyến tụy, bệnh nhân có thể có các triệu chứng:
Đau bụng được xem là triệu chứng phổ biến nhất. Đau vùng mạn sườn phải, đôi khi đau lan lên vai hoặc lan ra sau lưng
- Mệt mỏi
- Đổ nhiều mồ hôi, sốt nhẹ
- Khó chịu, buồn nôn hoặc nôn mửa
- Tiểu màu vàng sẫm, đại tiện phân nhạt màu
Sỏi bùn túi mật có nguy hiểm không?
Hầu hết sỏi bùn túi mật có thể tự biến mất sau một thời gian, tuy nhiên người bệnh không nên quá chủ quan. Bởi sỏi bùn túi mật nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Viêm túi mật:
Sỏi bùn tồn đọng quá lâu trong túi mật sẽ khiến dịch mật không thể lưu thông ra bên ngoài dẫn đến túi mật bị viêm, sưng tấy, gây nên tình trạng đau bụng khó chịu, buồn nôn hoặc nôn mửa.
Viêm tụy cấp:
Đây có thể xem là biến chứng thường gặp nhất của sỏi bùn túi mật.Tình trạng này xảy ra khi sỏi bùn di chuyển sang các ống tụy, khiến tụy bị viêm nhiễm, thậm chí là phù nề.
Tắc ống dẫn mật:
Sỏi bùn túi mật tích tụ lâu ngày di chuyển đến các ống dẫn mật gây tắc nghẽn dẫn đến những cơn đau bụng dữ dội và nguy cơ viêm nhiễm đường mật có thể xảy ra
Sỏi mật:
Sỏi bùn túi mật là tiền thân của sỏi mật. Do đó sỏi bùn túi mật sẽ phát triển thành sỏi mật nếu gặp các tác nhân thuận lợi như Cholesterol, bilirubin và người bệnh sẽ phải đối mặt với các triệu chứng, biến chứng do sỏi mật gây ra.
Điều trị sỏi bùn túi mật như thế nào?
Những trường hợp phát hiện ra sỏi bùn túi mật nhưng người bệnh không có triệu chứng thì có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn khuyến cáo những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra. Vì vậy để tránh bệnh tình chuyển biến xấu, người bệnh có thể lựa chọn 1 trong các phương pháp điều trị dưới đây:
Tây y:
Đối với những trường hợp có triệu chứng hoặc biến chứng nặng, bác sĩ có thể sẽ cân nhắc cho người bệnh áp dụng các biện pháp điều trị Tây y để giảm nhanh triệu chứng và hạn chế tiến triển nặng.
Tùy từng trường hợp, tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê cho người bệnh thuốc tán sỏi hoặc chỉ định phẫu thuật.
Đông y:
Điều trị sỏi bùn túi mật bằng Đông y là sử dụng các vị thảo dược đặc hiệu, an toàn và lành tính từ tự nhiên.
Phương pháp điều trị này là sự kết hợp giữa các vị thảo dược quý từ tự nhiên trong Đông y như Chi tử, Kim tiền thảo, Uất kim, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác,… Các vị kết hợp với nhau đã giúp tán sỏi, giải quyết triệu chứng do sỏi gây ra, hạn chế được nguy cơ hình thành nhân sỏi mới và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do sỏi gây đồng thời bảo vệ được chức năng gan – mật.
Phòng bệnh sỏi bùn túi mật như thế nào?
Để phòng ngừa bệnh sỏi bùn túi mật, các bác sĩ và chuyên gia khuyên mọi người nên thực hiện tốt một số vấn đề sau:
Uống đủ nước mỗi ngày:
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể trung hòa hiệu quả các chất độc hại trong cơ thể, giảm thiểu nguy cơ hình thành sỏi.
Tẩy giun sán định kỳ:
Đây là biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn đường mật hiệu quả. Từ đó ngăn chặn khả năng hình thành sỏi bùn túi mật.
Ăn uống khoa học:
Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, tăng chất xơ, vitamin và chất béo tốt. Giảm và hạn chế tối đa lượng chất béo xấu, đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ hay các đồ uống có cồn.
Tránh giảm cân đột ngột:
Việc giảm cân đột ngột sẽ khiến cơ thể tăng tích tụ dịch mật, lâu ngày hình thành sỏi
Chủ động tới bệnh viện để kiểm tra:
Khi thấy có các dấu hiệu, triệu chứng nghi ngờ như những triệu chứng của sỏi bùn túi mật, kéo dài không hết, người bệnh nên chủ động tới bệnh viện để kiểm tra.
Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên:
Thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để sớm phát hiện, điều trị bệnh và tránh nguy biến chứng nguy hiểm.
Lời khuyên:
Sỏi bùn túi mật hầu hết là thầm lặng nhưng lại là tiền thân gây nên sỏi mật với các triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng hơn. Do đó khi phát hiện bệnh, hãy điều trị càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng nặng nề.
Bạn cần tư vấn điều trị sỏi bùn túi mật?
Liên hệ ngay hoặc để lại câu hỏi trong phần bình luận dưới đây để chúng tôi hỗ trợ bạn miễn phí nhé!