Điều trị sỏi túi mật là cần thiết và nên tiến hành sớm. Bởi sỏi túi mật là bệnh lý có thể gây ra biến chứng nguy hiểm khác như viêm túi mật cấp, viêm tụy, thậm chí ung thư túi mật.
Vậy điều trị sỏi túi mật có những phương pháp nào? Ưu nhược điểm của các phương pháp đó là gì? Hãy dành 3 phút tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Tại sao nên điều trị sỏi túi mật?
Sỏi mật không tự hết
Sỏi mật được tạo nên bởi sự lắng đọng các thành phần có trong dịch mật như cholesterol, bilirubin, muối mật cô đặc lại. Sự lắng đọng này ban đầu tạo thành những viên sỏi kích thước bé và dịch mật mỗi lần đi qua sẽ đọng lại từng chút một trên viên sỏi. Do đó sỏi mật sẽ không thể tự hết nếu không có bất kỳ tác động nào vào nó.
Tăng số lượng và gây biến chứng
Sỏi mật có xu hướng tăng lên về số lượng và kích thước trong túi mật và có thể di chuyển nằm ở cổ túi mật, ống mật chủ mà gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:
- Viêm túi mật cấp do sỏi kẹt ở cổ hoặc ống túi mật gây ra tổn thương niêm mạc cấp, cần phải điều trị phẫu thuật cấp cứu.
- Viêm đường mật do sỏi túi mật rớt vào ống mật chủ làm tắc nghẽn đường mật dẫn đến viêm đường mật là biến chứng nặng, cần phải can thiệp lấy sỏi cấp cứu.
- Viêm tụy cấp do sỏi túi mật rớt vào ống mật chủ và kẹt ở đoạn cuối ống mật chủ làm tắc nghẽn cả ống mật và ống tụy là biến chứng rất nặng, cần phải can thiệp lấy sỏi kịp thời.
- Ung thư túi mật thường liên quan với sỏi túi mật kích thước lớn > 25mm hay sỏi kèm với polyp túi mật.
Khi nào cần điều trị sỏi mật?
Tất cả các trường hợp mắc sỏi mật khi được phát hiện dù không biểu hiện triệu chứng hay có triệu chứng đều sẽ được tư vấn điều trị, không phân biệt kích thước hay số lượng. Người bệnh nên đưa ra quyết định điều trị sỏi mật khi:
- Tình cờ phát hiện ra sỏi mật trên siêu âm và không có triệu chứng bất thường nào.
- Sỏi mật có một vài triệu chứng gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt
- Đặc biệt là sỏi mật có biến chứng kèm theo các ảnh hưởng cấp tính đe dọa đến tính mạng, sức khỏe.
Điều trị sỏi mật như thế nào?
Hiện nay có các phương pháp điều trị sỏi mật như phẫu thuật cắt túi mật, tán sỏi ngoài cơ thể hay dùng thuốc tán sỏi
Phẫu thuật cắt túi mật ( điều trị ngoại khoa )
Phẫu thuật cắt túi mật được thực hiện phổ biến nhất để điều trị sỏi mật và các biến chứng mà chúng gây ra. Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt túi mật nếu sỏi nằm trong túi mật, trong ống mật hoặc viêm túi mật, viêm tụy do sỏi mật
Ưu điểm:
- Cắt các triệu chứng do sỏi mật gây ra
- Loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng
Nhược điểm:
Trong quá trình cắt túi mật có thể gặp phải biến chứng với tỷ lệ thấp bao gồm:
- Rò rỉ mật.
- Chảy máu, nhiễm trùng, tổn thương các cơ quan lân cận trong quá trình thực hiện thủ thuật như ống mật, gan và ruột non.
- Nguy cơ gây mê toàn thân, chẳng hạn như cục máu đông và viêm phổi.
Ngoài ra vẫn có nguy cơ sỏi tái phát lại
Tán sỏi ngoài cơ thể:
Mục đích của phương pháp này là làm giảm kích thước của sỏi mà không cần can thiệp phẫu thuật. Kỹ thuật này thích hợp cho sỏi mật đơn độc hay sỏi kẹt trong ống mật mà không thể lấy ra bằng phương pháp nội soi.
Ưu điểm:
- Làm giảm kích thước của sỏi mà không cần can thiệp phẫu thuật.
- Sau khi bắn sỏi có thể dùng thuốc để hòa tan sỏi vụn, bệnh nhân có thể khỏi bệnh hoàn toàn sau vài tháng, tỉ lệ thành công khoảng 60-90%.
Nhược điểm:
Phương pháp tán sỏi còn có hạn chế vì chỉ sử dụng cho một số bệnh nhân:
- Sỏi đơn độc, không phải là sỏi canxi
- Sỏi có đường kính nhỏ hơn 2cm
- Chức năng đông máu bình thường
- Không có hiện tượng viêm túi mật hoặc viêm tụy
- Không dùng cho phụ nữ có thai
Không điều trị được tận gốc, sỏi vẫn có khả năng tái phát lại
Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa là sử dụng các thảo dược Đông Y theo cách truyền thống.
Ưu điểm:
- Điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh
- Độ an toàn, lành tính cao, ít tác dụng phụ.
- Người bệnh có thể sử dụng lâu dài mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Phù hợp với tất cả các loại sỏi túi mật (sỏi cholesterol, sỏi sắc tố, sỏi hỗn hợp, sỏi viên, sỏi bùn) với nhiều kích thước khác nhau.
- Phù hợp nhiều đối tượng người bệnh, kể cả người già, trẻ em, người mắc kèm các bệnh lý khác như tiểu đường, gan nhiễm mỡ, tăng men gan…
- Tỷ lệ tái phát sỏi sau khi sử dụng thấp
Nhược điểm:
- Người bệnh sẽ tốn kém thời gian sắc thuốc hằng ngày.
- Dễ mua phải cây thuốc kém chất lượng.
- Ngoài ra, thuốc Đông y có thể khó uống với một số người.
Lời khuyên
Điều trị sỏi mật là điều hết sức cần thiết và nên lựa chọn điều trị sớm. Tuy nhiên người bệnh nên dựa vào tình trạng bệnh hiện tại của mình, các triệu chứng, các yếu tố nguy cơ để có phương án điều trị tốt nhất. Với các trường hợp chưa có biến chứng, dùng thuốc Đông y sẽ giúp người bệnh điều trị được nguyên nhân gây bệnh, từ đó tán sỏi dần ra khỏi cơ thể, giảm dần các triệu chứng do sỏi gây ra và hạn chế được sỏi tái phát.
Bạn cần tư vấn điều trị sỏi túi mật?
Liên hệ ngay hoặc để lại câu hỏi trong phần bình luận dưới đây để chúng tôi hỗ trợ bạn miễn phí nhé!