Điều trị sỏi mật bằng phẫu thuật: Khi nào nên, khi nào không nên?

Tất cả các trường hợp sỏi mật ở bất kỳ kích thước hay số lượng nào đều sẽ được khuyến cáo nên điều trị sớm. Hiện nay có các phương pháp điều trị sỏi mật như phẫu thuật, tán sỏi ngoài cơ thể, dùng thuốc tan sỏi. Vậy khi nào cần phải điều trị sỏi mật bằng phẫu thuật? Phẫu thuật có nguy hiểm gì không? Mình cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Điều trị sỏi mật bằng phẫu thuật có nguy hiểm không?

Phẫu thuật cắt bỏ túi mật được coi là một phẫu thuật khá an toàn. 

Trong quá trình phẫu thuật, các biến chứng rất hiếm khi xảy ra ( chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ ). Tuy nhiên, mọi quy trình phẫu thuật đều mang một số rủi ro. Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ khám sức khỏe tổng thể và hỏi bệnh sử để giảm thiểu những rủi ro này cho người bệnh. 

Rủi ro khi cắt bỏ túi mật có thể bao gồm: 

  • Phản ứng dị ứng với thuốc gây mê hoặc các loại thuốc khác 
  • Chảy máu quá nhiều các cục máu đông tổn thương mạch máu 
  • Các vấn đề về tim như nhịp tim nhanh, đau tim hoặc suy tim 
  • Nhiễm trùng tổn thương đường mật hoặc ruột non viêm tụy trong quá trình phẫu thuật.

Khi nào cần điều trị sỏi mật bằng phẫu thuật?

Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cho người bệnh nên cắt bỏ túi mật nếu sỏi mật đang gây ra một số vấn đề nghiêm trọng, cấp tính hoặc đã trở thành một vấn đề mãn tính.

Lý do chính của việc cắt bỏ túi mật là loại bỏ những biến chứng mà chúng gây ra. 

Người bệnh cần phẫu thuật cắt túi mật trong các trường hợp:

  • Rối loạn vận động đường mật khi túi mật không dẫn mật xuống một cách đều đặn, chính xác do sỏi mật làm cản trở.
  • Sỏi mật di chuyển đến ống mật chủ và có khả năng gây tắc nghẽn khiến dịch mật không đi xuống được 
  • Sỏi mật gây tắc nghẽn ống tụy, có thể dẫn đến viêm tụy cấp.

Ngoài ra, một số triệu chứng có thể cho thấy cần phải cắt bỏ túi mật bao gồm: 

  • Đau nhói ở phần mạn sườn phải hoặc thượng vị, đau kéo dài 2 -3h, đau có thể lan lên vai phải hoặc lan ra sau lưng 
  • Sốt, rét run
  • Buồn nôn 
  • Bụng đầy chướng khó tiêu 
  • Vàng da thường gặp trong trường hợp ống mật đang bị tắc nghẽn 

Điều trị sỏi mật bằng phẫu thuật có những phương pháp nào?

Điều trị sỏi mật bằng phẫu thuật nghĩa là cắt bỏ túi mật ra khỏi cơ thể – một cơ quan hình quả lê nằm ngay dưới gan ở phía trên bên phải của bụng. Có 2 phương pháp người bệnh có thể lựa chọn là mổ mở hoặc mổ nội soi

Mổ nội soi:

  • Phương pháp này thường được áp dụng đối với các bệnh nhân khuyến cáo điều trị phẫu thuật.
  • Phương pháp này có tính thẩm mỹ cao đối với vết mổ
  • Vết mổ liền nhanh, thời gian nằm viện ngắn, có thể vận động đi lại ngay sau mổ, tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ thấp

Mổ mở:

  • Phẫu thuật cắt bỏ túi mật mở là phẫu thuật cắt bỏ túi mật thông qua một đường rạch mở lớn duy nhất ở bụng. 
  • Thường được áp dụng với các trường hợp sỏi số lượng nhiều trong túi mật, viêm túi mật nghiêm trọng
  • Tuy nhiên ca mổ sẽ diễn ra phức tạp và kéo dài hơn, thời gian nằm viện và phục hồi lâu hơn, tính thẩm mỹ thấp hơn và tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ cao hơn so với mổ nội soi.

Chi phí phẫu thuật hết bao nhiêu?

Nhìn chung chi phí phẫu thuật điều trị sỏi mật còn phụ thuộc vào người bệnh lựa chọn phương pháp mổ mở hay mổ nội soi, số lượng, kích thước cũng như những biến chứng nguy cơ do sỏi mật gây ra.

  • Phương pháp mổ nội soi: 

Chi phí khoảng 10 – 15 triệu đồng, bao gồm cả tiền thuốc, phí nằm viện, tiền xét nghiệm… bảo hiểm y tế gần như chi trả hoàn toàn cho những chi phí này.

  • Phương pháp mổ mở: 

Do túi mật có sỏi với số lượng nhiều hoặc tình trạng viêm túi mật nghiêm trọng nên ca mổ phức tạp hơn, chi phí ca mổ khoảng 15 – 20 triệu

Một số địa chỉ phẫu thuật uy tín?

Phẫu thuật cắt túi mật rất ít khi xảy ra biến chứng sau mổ. Tuy nhiên không phải không có biến chứng xảy ra. Vì vậy hãy lựa chọn cho mình địa chỉ phẫu thuật uy tín để tránh những biến chứng không đáng có. Dưới đây là một số địa chỉ phẫu thuật uy tín tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

Một số địa chỉ phẫu thuật cắt bỏ túi mật uy tín tại Hà Nội: 

Bệnh viện 108 

Bệnh viện 103 

Bệnh viện Bạch Mai 

Bệnh viện E 

Bệnh viện Xanh Pôn 

Một số địa chỉ cắt bỏ túi mật uy tín tại thành phố Hồ Chí Minh: 

Bệnh viện Chợ Rẫy 

Bệnh viện Đại học Y Dược 

Bệnh viện nhân dân 155 

Bệnh viện Quân Y 105 

Bệnh viện Hùng Vương 

Lời khuyên:

Cắt túi mật là một phẫu thuật phổ biến và nó chỉ mang lại một nguy cơ biến chứng nhỏ. Tuy nhiên sau phẫu thuật, những người đã cắt túi mật thường có cảm giác đầy bụng và khó tiêu, đặc biệt là khi họ ăn nhiều chất béo. Một số có thể đi ngoài ra phân lỏng và thường xuyên hơn trước. Và đối với một tỷ lệ lớn những người trải qua phẫu thuật cắt túi mật, sỏi mật sẽ tái phát trong vòng một năm. 

Do đó nếu không nằm trong các yếu tố nguy cơ, cấp tính, người bệnh nên lựa chọn cho mình phương pháp điều trị phù hợp hơn để điều trị được tận gốc nguyên nhân gây bệnh, hạn chế sỏi tái phát.

Chia sẻ bài viết lên:

Viết một bình luận